boyvinhlong Moderator
Tổng số bài gửi : 72 Kinh Nghiệm : Registration date : 07/10/2008
| Tiêu đề: Hát “nhép” và những điều ít ai biết tới Fri Oct 17, 2008 7:38 pm | |
| Nghị định 56/2006/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin, tại điều 33, khoản 2 có qui định: Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng cho hành vi “dùng băng đĩa nhạc hoặc các phương tiện âm thanh khác đã thu sẵn để thể hiện thay cho giọng của người biểu diễn”.
Chúng ta cần phân biệt khác nhau giữa hát “nhép” và hát playback. Hát playback là ca sĩ hát trên nền nhạc đã được thu thanh trước đó. Hát “nhép” hay còn gọi là hát “đớp” hay lipsyn được hiểu nôm na là ca sĩ đã thu thanh phần lời hát của mình cùng phần nhạc đệm trước khi ra diễn và đến khi ra diễn thì chỉ cần bật CD lên và ngọ nguậy người, mấp máy môi theo ca từ của bài hát. Cũng có trường hợp ca sĩ được chấp nhận hát chỉ là “để diễn”, để ghi hình hay ở những ngoại cảnh không đảm bảo chất lượng âm thanh như cảnh quay tại những nơi có gió lớn tạo ra nhiều tạp âm. Song đấy chỉ là số ít lý do để các nhà sản xuất và các ca sĩ nói tới được chấp nhận vì lý do kỹ thuật.
VÀI KIỂU "HÁT NHÉP" VÀ NHỮNG TAI NẠN
Phổ biến là bật CD và mấp máy môi hát nhại theo mà không ra lời. Lúc này micro không bật nhưng đến đoạn dạo nhạc thì micro được bật lên và ca sĩ “hớn hở” giao lưu với khán giả như: “Các bạn có vui không ạ” hay “các bạn hãy cổ vũ cho...”, hết đoạn dạo nhạc thì lại... “nhép”.
Kiểu thứ hai là khán giả sẽ nghe một đĩa nhạc được thu “sống” tại sân khấu đó từ trước nhưng với kiểu này thì không khí trên sân khấu vẫn bị “vô hồn”, gượng gạo (kiểu này thường được viện lý do là thời gian chuẩn bị gấp quá... không thuộc lời). Có một kiểu tinh vi hơn là chỉ những đoạn hát “khó” như những đoạn có giai điệu ở âm khu cao hay những ca khúc đòi hỏi ca sĩ phải “dài hơi” thì nhép, đoạn bình bình thì vẫn hát thật và thỉnh thoảng lại nói vài câu giao lưu trên nền nhạc được thu âm trước đó.
Ca sĩ đang diễn hăng quá rơi micro mà giọng hát vẫn “oang oang”. Có trường hợp khi MC giới thiệu tên ca sĩ TT với bài hát, ca sĩ tiến ra sân khấu và đứng như “trời trồng” vì đầu CD không chịu nhận CD. Có khi ca sĩ xuất hiện trên sân khấu thì hát bài “khác hẳn” với MC giới thiệu trước đó. Hỏi ra thì được biết do nhân viên âm thanh bấm nhầm bài hoặc đầu CD-MD tự động nhảy sang bài khác không theo ý của kỹ thuật viên điều khiển.
Trường hợp sau đây còn thê thảm hơn khi ca sĩ bị “chuyển đổi giới tính”. Tại sân vận động VP, khi nữ ca sĩ TH vừa ra sân khấu đưa micro lên định diễn một ca khúc về thành phố Vĩnh Phúc thì khán giả lại nghe loa phát ra một giọng nam trầm! Một cô hoa hậu nọ được lăng xê là có giọng ca sâu lắng nhưng khi ra diễn thì khán giả được chứng kiến cảnh dàn nhạc “dạo nhạc” xong, cô còn chưa đưa micro lên để hát thì giọng “oanh vàng” của cô đã làm “ngây ngất” khán thính giả.
Có trường hợp dở khóc dở cười là có vài fan hâm mộ lên tặng hoa xong giật lấy micro nói vài câu gì đó. Khán giả không nghe thấy fan đó nói gì nhưng giọng hát của ca sĩ đó thì vẫn “nồng nàn” vang lên khắp khán phòng. Ca sĩ đứng “ngẩn tò te” không biết phải làm gì, còn các fan thì “ngạc nhiên... chưa” khi mà không có micro trong tay nhưng giọng hát của ca sĩ vẫn vang xa! Đây không hiểu có phải là cách các fan của các ca sĩ khác nhau hay người yêu nhạc tinh ý “lật tẩy” ca sĩ trên hay không. Trộm nghĩ, trong trường hợp trên, micro vẫn để âm lượng nhỏ để fan hâm mộ có cướp lấy micro và hò hét gì đó cũng “không lộ”, với điều kiện ca sĩ phải nhanh tay giành lại micro và “nhép” tiếp.
Khi ca sĩ hát “nhép” thì các nhạc công cũng trở thành “búp bê” ngộ nghĩnh. Tôi xem vài trường hợp truyền hình trực tiếp, đến đoạn dạo nhạc thì dàn dây người kéo ácsê (vĩ kéo đàn violon) lên người kéo xuống không đều nhau. Đây là điều dễ nhận thấy chỉ bằng cảm quan.
Trong vài trường hợp truyền hình trực tiếp, khi đến đoạn dạo, tiếng kèn vang lên thì nhạc công chơi kèn vẫn còn đang lúi húi... giở bài nhạc hay đang cười “giao lưu” với đồng nghiệp.
Ca sĩ hát nhép về lâu dài sẽ chai lỳ cảm xúc và thẩm âm ngày một xuống cấp. Hát nhép sẽ tạo ra sự bất công giữa người hát nhép và người hát thật. Bởi lẽ người hát nhép không phải tốn nhiều mồ hôi trong biểu diễn mà lại có hiệu quả âm thanh tốt hơn do công nghệ của phòng thu can thiệp, nâng đỡ. Đây chính là nguồn cơn của sự la ó cãi lộn giữa các fan hâm mộ khi mà fan của ca sĩ này chê ca sĩ kia là “giỏi nhảy” hơn là hát, hay là “nữ hoàng hát nhép”...
CÁCH PHÁT HIỆN HÁT NHÉP
Nếu nghi ngờ ca sĩ nào đó hát nhép thì hãy chịu khó nhìn miệng của ca sĩ có khớp với ca từ hay không. Ca sĩ hát nhép diễn thì âm thanh “sạch” và không có tạp âm do được thu thanh từ trước. Điều này khác với những ca sĩ hát “sống” tại sân khấu. Đôi khi người ta còn phát hiện những cặp song ca “tranh nhau hát” trong khi phần này chỉ nghe thấy giọng hát của một người.
Xã hội thường lên án những hành vi “đá cuội” trong bóng đá, sử dụng doping trong thể thao, gian lận thương mại... thì hát nhép cũng là chuyện cần lên án, phải coi đó là một chuẩn mực trong nghề ca sĩ.
Công chúng yêu âm nhạc đòi hỏi các nhà quản lý âm nhạc phải cương quyết, sát sao và có trách nhiệm hơn nữa để từng bước dẹp bỏ nạn hát nhép, hướng tới một nền âm nhạc lành mạnh.
| |
|
taydomusic Nông Dân Tích Cực
Tổng số bài gửi : 526 Age : 41 Đến từ : Cần Thơ yêu dấu Nghề Nghiệp : Ăn chơi - Đàn địt - Hút chích Top/Bot : Âm nhạc Kinh Nghiệm : Registration date : 03/10/2008
| Tiêu đề: Re: Hát “nhép” và những điều ít ai biết tới Fri Oct 17, 2008 7:49 pm | |
| Trời ơi, vậy là các chương trình trực tiếp của các nhà đài và hầu hết các chương trình biễu diễn nghệ thuật của VN ta chắc tiêu hết á, vì đa phần có hát thật đâu... hic hic.... | |
|